Các món ăn từ gà có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với người Việt chúng ta. Từ bữa cơm hàng ngày đến mâm cỗ hay dịp lễ Tết luôn luôn có đĩa gà xuất hiện khắp mọi vùng miền tổ quốc. Nếu như bạn đã chán với các món ăn quen thuộc như gà luộc, gà bóp tiêu chanh, canh gà nấu miến thì hãy thử món gà hấp nước mắm nhé. Thịt gà vừa đủ độ mềm ẩm nhưng lại không nhạt nhẽo mà lại cực kỳ đậm đà Chắc chắn các thành viên trong gia đình sẽ bất ngờ trước món ăn này đấy nhé!
Mục lục:
Thịt gà có có giá trị dinh dưỡng gì?
Gà không chỉ là nguyên liệu quen thuộc, dễ chế biến mà lại còn có giá trị dinh dưỡng cao. Hầu hết bất cứ ai dù ở lứa tuổi nào cũng đều phù hợp với thịt gà. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g thịt gà có chứa 23,3 gam protein, 1,2 lipit và các khoáng chất khác như canxi, phốt pho, sắt. Không những thế, thịt gà là nguồn đạm tốt cực kỳ ít chất béo, phù hợp với đối tượng tập gym cần bổ sung đạm để tăng cơ giảm mỡ.
Tuy ít chất béo nhưng lượng chất béo trong thịt gà có chứa hàm lượng Omega 3 cực kỳ cao. Thịt gà không chứa transfast (chất làm tăng LDL và giảm HDL) đồng thời có nhiều vitamin A, E, C, B1, B2, PP, muối khoáng. Nhờ có những chất này mà thịt gà mang tính ôn, có tác dụng ích tinh, trung ích khí, bổ dưỡng cho phổi. Dân gian đã áp dụng thịt gà để chữa trị băng huyết, xích bạch đới, tiểu nhiều lần, hư nhiệt sau sinh lẫn ung nhiệt và bổ âm cho tỳ vị, huyết, thận.
Cách làm gà hấp nước mắm ngon chuẩn vị
Nguyên liệu
Nguyên liệu cho món gà hấp nước mắm tương đối đơn giản, không đòi hỏi cầu kỳ và dù bạn ở bất cứ vùng miền nào cũng dễ dàng tìm kiếm. Bao gồm:
- 1,5 kg gà
- Ớt, gừng, tỏi, hành tím, tiêu xanh
- 300 ml nước dừa
- Gia vị: ⅓ muỗng canh bột ngọt, ½ muỗng canh đường, ½ muỗng canh hạt nêm, 2 muỗng canh dầu điều, 2 muỗng canh tương ớt, 6 muỗng canh nước mắm
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế và làm sạch thịt gà
Dù là bất cứ món ăn nào, công đoạn sơ chế cũng đều rất quan trọng. Đối với món ăn không đòi hỏi nhiều nguyên liệu và chỉ chế biến đơn giản bằng cách hấp như món gà hấp nước mắm thì lại càng cần thiết. Nếu không có điều kiện hoặc không đủ khả năng sơ chế thì bạn nên mua gà làm sẵn hoặc chỉ mua một lượng gà vừa đủ bán trong siêu thị. Tuy nhiên, thịt gà công nghiệp đông lạnh không tươi ngon có thể sẽ ảnh hưởng đến thành phẩm món ăn nên bạn hãy cân nhắc nhé. Tự mua gà về rồi sơ chế vẫn an toàn và rẻ hơn nhiều.
Để sơ chế gà, bạn chuẩn bị các dụng cụ bao gồm: 1 con dao cỡ vừa thật sắc, 1 chiếc nhíp/dao đầu nhọn, 1 bát muối,1 bát to, 1 thau nước sạch, Nồi nước + 1 nắm lá khế. Đầu tiên, bạn đun sôi nồi nước lớn đựng vừa con gà rồi cho lá khế vào và tiến hành cắt tiết. Với gà trống, bạn vặt một ít lông sát tai gà rồi lấy dao sắt cắt một nhát dứt khoát. Lưu ý không làm đứt lìa cổ gà để không mất thẩm mỹ.
Với gà mái, bạn vặt lông vùng dưới cổ rồi lấy dao sắt cắt 1 đường sâu đủ chạm đến xương. Để tránh cắt tiết nhầm chỗ do gà cựa quậy, bạn dùng chân đạp vào 2 chân gà, chân còn lại dẫm nhẹ vào cánh, chắc chắn con gà sẽ bị kẹp trong thế nằm yên, giúp bạn dễ dàng thao tác. Sau từ 3 – 5 phút khi tiết chảy ra tô thì bạn ngưng.
Sau khi cắt tiết gà, bạn cần vặt thật sạch lông để thành phẩm món gà hấp nước mắm trong đẹp mắt hơn. Nấu nồi nước sôi khoảng 70 độ C rồi trụng sơ gà từ 3 – 5 phút cho nước thấm hết lông gà. Lưu ý không đổ trực tiếp nước sôi vào gà sẽ khiến da gà bị tróc, khó vặt lông. Mẹo nhỏ là bạn nên vặt lông gà theo chiều lông mọc và phải nhổ thật sát.
Đối với lông tơ, bạn dùng nhíp hoặc dao mổ để nhổ sạch phần lông còn sót lại. Đừng quên phần da ở ngón chân, lớp màng ở mào, lưỡi và mỏ gà nữa nhé. Các bà nội trợ truyền tay nhau rằng, đổ rượu trắng vào lông gà khi trụng nước sôi sẽ giúp việc nhổ lông dễ hơn. Rửa lại gà với nước sạch nhiều lần để phần da gà săn lại. Món gà hấp nước mắm yêu cầu về hình thức trình bày nguyên con thay vì chặt khúc nên bạn cần cẩn thận khi mổ gà.
Dùng con dao sắt, khứa nhẹ một đường nhỏ dọc theo chiều ngang ở phần diều gà. Lấy ngón tay luồn vào cuống họng để móc dần cái diều ra cùng với cuống họng. Khi đến phần đuôi gà, bạn khứa theo hình chữ T. Lưu ý không làm gà nát, sẽ khiến món ăn không còn đẹp mắt. Lấy ngón tay ấn phần phao câu gà rồi cắt vòng tròn bị rời ra. Với nội tạng, bạn bỏ mật, lấy mề, gan, tin, 2 quả trứng.
Tùy theo sở thích mà trong món gà hấp nước mắm, bạn có thể hấp chung với phần nội tạng. Nếu sử dụng, bạn khía mề gà làm đôi, bóc lớp màng ra. Dùng mũi dao nhọn để khứa ruột mề, vừa rửa vừa rạch để miếng mề thật sạch. Để khử mùi hôi, bạn chà mề với muối tinh nhiều lần và rửa lại dưới vòi nước chảy.
>> Xem thêm:
- Cách làm nước mắm ăn bánh bột lọc
- Thịt ba chỉ chiên nước mắm thơm ngon giòn bì
- Món lạc chiên nước mắm giòn ngon
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Gừng cạo sạch vỏ rửa với nước. Hành tím, tỏi bóc vỏ rửa sạch. Ớt rửa sạch, thái sợi chỉ trang trí. Ngò rí, hành làm sạch, cắt nhỏ. Xà lách làm sạch, vẩy ráo nước, cắt khúc vừa ăn, xếp ra đĩa.
Bước 3: Pha nước mắm ướp gà
Công thức sốt ướp gà tùy vào khẩu vị của mỗi gia đình sẽ có những sự khác biệt. Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành phẩm món gà hấp nước mắm, bởi lẽ món ăn này không chế biến cầu kỳ mà chỉ đem hấp cách thủy. Cho vào chén 6 muỗng canh nước mắm, ½ muỗng canh hạt nêm, 1/3 muỗng canh bột ngọt, ½ muỗng canh đường, 2 muỗng canh dầu điều, 2 muỗng canh tương ớt và 300ml nước dừa, khuấy đều cho tan nguyên liệu.
Băm nhuyễn tỏi, hành tím, gừng hoặc hoặc dùng máy xay nếu muốn. Bạn bắt chảo lên bếp, cho dầu vào rồi múc gừng, tỏi xay nhuyễn phi thơm đến khi chín vàng đều. Thêm số gia vị xay nhuyễn này vào hỗn hợp nước mắm đã pha ở trên rồi trộn đều. Bạn nếm lại một lần nữa theo khẩu vị của mỗi gia đình. Sau khi cho đầy đủ các gia vị thì khuấy đều để tất cả gia vị tan.
Bước 4: Ướp gà
Khi đã có hỗn hợp nước mắm tuyệt hảo, bạn đeo bao tay vào và tiến hành ướp gà. Xoa đều nước mắm lên khắp con gà để thấm gia vị, đừng quên xoa ở phần thân gà bên trong nữa nhé. Ướp gà khoảng 20 – 30 phút là tối thiểu để đảm bảo gia vị đã ngấm trong từng thớ thịt, giúp món gà hấp đậm đà hơn.
Bước 5: Hấp gà
Cho nồi lên bếp, thêm vào khoảng 20l dầu ăn. Đợi khi dầu nóng bạn cho hành tím, tỏi, tiêu vào rồi phi thơm. Cho thêm vào nồi khoảng 600ml nước hoặc đủ xâm xấp con gà. Đến khi nước hơi sôi lăn tăn thì cho gà và gia vị ướp vào nồi. Đậy nắp nồi và nấu lửa lớn cho sôi. Lưu ý, khi nghe tiếng nước sôi lớn, bạn phải mở nắp rồi ra và vặn nhỏ lửa lại để tránh nước bị trào, thấm lên con gà làm gà bị nhạt.
Sau 5 – 7 phút thì bạn trở mặt gà cho gà thấm gia vị. Đừng quên lấy muỗng để xối hỗn hợp nước mắm lên khắp con gà, giúp gia vị thấm đều và miếng thịt gà đậm đà hơn. Đậy nắp lại, hấp thêm khoảng 15 – 20 phút nữa. Khi nước sôi lại, bạn tiếp tục xối nước mắm liên tục lên khắp con gà. Lúc này nước sốt bằng đầu sệt lại. Thêm khoảng 10 phút nữa là gà chín hoàn toàn. Bạn cho gà ra đĩa dẹt, ở dưới xếp rau xà lách trang trí.
Phần nước sốt còn lại bạn rưới khắp con gà để đĩa gà hấp nước mắm trong đẫm sốt, ngon miệng và hấp dẫn hơn. Đồng thời, da gà cũng bóng và óng ả hơn. Bạn có thể cho nước sốt ra bát riêng để chấm nếu thấy nhạt. Ngoài ra, chấm gà với muối tiêu chanh cũng là lựa chọn không tồi đâu nhé.
Thành phẩm
Đĩa gà hấp nước mắm cuối cùng đạt tiêu chuẩn là khi thấy vẻ ngoài da gà bóng, mềm, màu vàng sậm. Cắn miếng thịt gà vẫn giữ độ ẩm, mọng nước và không bị khô. Thịt gà vừa ngọt vừa mặn hòa quyện với cảm giác hơi tê cay đầu lưỡi cực kỳ kích thích vị khác. Nếu là người thích đậm đà, bạn có thể làm nước mắm chua ngọt để ăn cùng.
Mẹo khử mùi hôi của gà khi làm gà hấp nước mắm
Món ăn càng đơn giản thì người đầu bếp càng cần có nhiều kinh nghiệm sơ chế thực phẩm. Bởi lẽ, nếu dùng nhiều nguyên liệu để tẩm ướp hoặc dùng phương pháp chiên, nướng có thể “che” đi mùi hôi và hình dáng không đẹp mắt. Tuy nhiên, món gà hấp nước mắm chỉ hấp cách thủy nên nếu gà không được sơ chế sạch sẽ, người ăn rất dễ cảm nhận được mùi hôi tanh khó chịu. Bỏ túi ngay 3 bí quyết khử mùi hôi của gà dưới đây nhé:
Cách 1: Dùng giấm. Giấm có tính axit nên khử mùi hôi gia cầm rất hiệu quả. Hòa tan giấm với muối theo tỷ lệ 2:1 rồi thoa đều khắp con gà. Chà sát mạnh sẽ giúp tăng hiệu quả. Sau đó ngâm gà vào hỗn hợp khoảng 3 – 5 phút rồi rửa lại với nước sạch nhiều. Con gà chắc chắn không còn hôi, sẵn sàng để bạn tẩm ướp.
Cách 2: Dùng nước cốt chanh. Tương tự nhiên giấm, chanh chứa nhiều chất axit. Khi đã sơ chế, cắt tiết và tỉa lông sạch sẽ, bạn chà sát vài lát chanh lên thịt gà với 1 ít muối. Đừng quên chà bên trong ruột gà và bộ phận nội tạng. Sau đó rửa lại thật sạch bằng nước lạnh.
Cách 3: Dùng rượu trắng và gừng. Hai nguyên liệu này có tính nóng, phù hợp để khử mùi hôi gà vịt nói chung. Gừng thái lát, đập dập ngâm trong rượu trắng. Chà và bóp gà từ trong ra ngoài, để yên khoảng 30 phút trước khi mang đi ướp. Bạn rửa sạch nhiều lần rồi để ráo.
Mẹo chọn gà ngon để làm gà hấp nước mắm
Theo kinh nghiệm, để làm gà hấp nước mắm ngon, bạn nên ưu tiên chọn gà ta thay vì gà công nghiệp. Gà ta thả vườn, gà nòi không cần quá nặng, chỉ từ 1,5kg và đặc biệt là phải còn non, không bị già. Nếu không khi hấp, miếng gà vừa khô vừa dai sẽ khiến trải nghiệm người ăn giảm đi đáng kể. Gà thả vườn mềm nhưng vẫn có độ dai, thịt ngọt đậm đà ăn rất đưa cơm.
Khi mua gà sống
Lựa được con gà tươi sẽ giúp món ăn đậm đà và thơm ngon hơn. Với gà trống khi còn sống, bạn phải mua gà có mào đỏ tươi, đôi mắt tinh anh linh hoạt, không bị lờ đờ. Để ý lông gà bạn sẽ thấy lông màu mượt, bóng và óng ả, áp sát thân. Mỏ gà trống nhọn, không bị chảy nước nhớt. Da chân gà có màu vàng, thẳng, thon nhỏ. Cựa gà trống còn non sẽ ngắn, thích hợp với món gà hấp nước mắm không lựa chọn gà già.
Tiêu chí nhận biết gà mái ngon là chọn gà có mào đỏ tươi, chân vàng, lông mượt, lỗ chân lông nhỏ. Những con gà có chân xứng, đóng vảy, bị trầy xước, sứt và gãy móng, nổi các nốt đỏ ở chân tuyệt đối không được mua. Nếu gà mái có hậu môn to nghĩa là gà già, đã đẻ nhiều trứng, thịt gà chắc chắn sẽ dai. Ngoài ra, hậu môn và phao câu gà phải có màu hồng, không có dấu hiệu ướt, ra nước hoặc phân bất thường. Gà hấp nước mắm không cần gà phải to nhưng chắc chắn thịt phải chắc. Nếu thấy rõ tia máu dưới cánh và nách gà chứng tỏ gà săn chắc, không có mỡ.
Khi mua gà làm sẵn
Mua gà sống về tự làm sạch vẫn luôn là phương án sạch sẽ và tiết kiệm nhất. Tuy nhiên, nếu không đủ điều kiện, bạn vẫn có thể mua gà đã được sơ chế để tiết kiệm thời gian và công sức. Món gà hấp nước mắm vẫn đậm đà thơm ngon nếu bạn lựa được miếng gà đạt chuẩn. Nhìn vào da gà, thấy lớp da mỏng, mịn nhẵn, sạch sẽ không còn lông tơ. Chọn thịt gà có da vàng đều, không chọn gà có da vàng nhưng lớp mỡ bên trong màu trắng vì đây là gà nhuộm hóa chất.
Ngoài ra, chọn thịt gà phải còn tươi, có độ đàn hồi cao, trên miếng gà không bị tụ máu hoặc có vết bầm tím. Bạn nên tránh những con gà đen sạm, thâm tím, mắt lờ đờ, da nhăn nheo, chân khô. Đây là dấu hiệu của gà đã chết trước khi làm hoặc gà bị bệnh. Nếu ăn vào sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra gà có bị bơm nước hay không trước khi mua.
Nhiều nơi vì lợi nhuận đã bơm thêm nước có chứa hàn the vào thân gà, khiến chúng phình ra căng tròn trông rất hấp dẫn. Bạn chỉ cần ấn vào phần đùi hoặc lườn để kiểm tra, nếu thấy thịt mềm, nhão và bị biến dạng thì là gà đã bơm nước. Ngoài ra, một cách kiểm tra khác là cầm ngược con gà, dốc đầu xuống. Nếu gà biến dạng bạn tuyệt đối không nên mua.
Làm gà hấp nước mắm nên chọn loại nước mắm gì?
Gà hấp nước mắm là món ăn không đòi hỏi cầu kỳ trong cách chế biến. Có hai yếu tố quyết định chất lượng món ăn đó là lựa chọn gà tươi và đặc biệt là chọn loại nước mắm chất lượng. Hơn hết, nước mắm là gia vị chính trong món ăn này nên lại càng quan trọng hơn cả. Vì cách chế biến gà là hấp để giữ độ ngọt từ thịt thay vì nướng hay chiên nên nếu nước mắm không ngon, người ăn sẽ ngay lập tức nhận ra. Loại nước mắm được nhiều bà nội trợ yêu thích để làm gà hấp nước mắm đó là nước mắm sá sùng.
Đây là sản phẩm của công ty TNHH Thương mại Đặc sản Việt Nam – thương hiệu nổi tiếng về lĩnh vực đặc sản hàng đầu hiện nay. Nước mắm sá sùng DASAVINA nhận được phản hồi tích cực nhờ hậu vị nước mắm ngọt thanh và màu vàng cánh gián đẹp mắt. Nhờ đó khi làm gà hấp nước mắm, món ăn không quá mặn mà khi ăn vẫn giữ được độ ngọt của thịt gà. Ngoài ra, nước mắm sá sùng cũng giúp da gà có màu vàng óng ả đẹp mắt hơn.
Nước mắm sá sùng DASAVINA được làm từ sá sùng tươi đánh bắt từ vùng biển Quan Lạn – Quảng Ninh. Không chỉ thơm ngon mà nước mắm sá sùng còn giàu dưỡng chất vì chứa đến 18 loại axit amin tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, nước mắm sá sùng được sản xuất theo phương pháp thủ công, không sử dụng chất hóa học hay chất tạo màu, điều vị, cực kỳ an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Nếu có nhu cầu mua nước mắm sá sùng làm gà hấp nước mắm, bạn có thể đặt hàng ngay tại:
Công ty đặc sản Việt Nam (DASAVINA)
Địa chỉ: Số 18, lô 4B, Trung Yên 10A, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0962 08 3232 – 0915 08 5151
Website: nuocmamsasung.com – sasung.com.vn
>> Xem thêm nhiều món ngon từ nước mắm tại: nuocmamsasung.com